Cây thủy tùng, cây cảnh để bàn đang được ưa chuộng hiện nay
Thủy Tùng một loại cây cảnh để bàn xuất hiện tại Việt Nam khá lâu rồi, tuy nhiên với xu hướng chơi cây cảnh để bàn như vài năm trở lại đây loài cây này mới thực sự bùng nổ và được đông đảo giới văn phòng Việt nưa chuộng.
Vậy cây thủy tùng như nào? Cây cảnh online sẽ cùng các bạn tìm hiểu qua thông tin dưới đây.
Cây Thủy Tùng (tên khoa học: Glyptostrobus Pensilis) hay còn gọi là cây Thông Nước là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài cây đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.
Cây Tùng lá măng thường mọc rất thẳng, gỗ rất chắc khỏe, bền, dễ tạo kiểu dáng và đó là một trong những loài cây cho gỗ tốt nhất. Ở Anh, người ta thường sử dụng gỗ của cây thủy tùng để chế tạo cung tên.
Cây Thông nước là một loài cây hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhiều nhà khoa học đã nhân giống cây thủy tùng và đến năm 2011, đã có người nhân giống thành công cây bằng cách ghép chồi trên gốc ghép của cây bụt mọc (Taxodium distichum).
Hiện nay, những Cây Tùng lá măng ghép chồi đầu tiên trồng ở môi trường tự nhiên, gồm cả đất trên cạn và đất ngập nước, đều sinh trưởng, phát triển rất tốt. Tỷ lệ sống bằng phương pháp ghép chồi đạt 70%.
Đặc điểm hình thái của cây thủy tùng
Cây Thủy Tùng thuộc loại cây bụi nhỏ, dáng cây thanh mảnh có lá màu xanh, trên thân cây có rất nhiều cành nhánh khác nhau.
Những nhánh cây mọc vươn dài ra, dựa vào nhau để có thể chống lại thời tiết khí hậu bất thường. Cây Thủy Tùng để bàn có màu xanh đậm, cùng lá hình tam giác nhỏ xếp sát nhau.
Loại cây này cho hoa nhỏ màu trắng, chúng lọc ra ở gần ngọn các cành cây mỗi cuống có từ 1 đến 4 hoa. Sau đó hoa tàn sẽ cho quả và hạt màu đen tím hình cầu.
Ý nghĩa của cây thủy tùng trong cuộc sống
Thủy Tùng đẹp không chỉ bởi cái tên và không dừng lại ở mức độ trang trí mà còn đẹp vì ý nghĩa của chúng gửi đến cho người sở hữu.
Cây Thủy Tùng phong thủy mang ý nghĩa cho sự thanh cao, tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Cây mang một sức sống mãnh liệt, thể hiện ý chí kiên cường không bao giờ khuất phục trước những khó khăn của cuộc sống.
Trong phong thủy cây Thủy Tùng hợp với người tuổi Thân, có ý nghĩa mang đến tiền tài, tài lộc về cho gia chủ nên nhiều người làm kinh doanh họ thường hay lựa chọn loại cây này để đặt trang trí trong nhà.
Cách chăm sóc cây thủy tùng đúng cách
Cây thủy tùng để bàn một loại cây tương đối khó chăm sóc bởi những đặc tính khác biệt của nó so với các loại cây khác. Bởi vậy, bạn hãy chú ý đến các yếu tố mà Cây cảnh online nêu ra dưới đây để có thể chăm sóc cây một cách tốt nhất.
– Nhiệt độ: Cây Tùng lá măng sống tốt ở điều kiện nhiệt độ 18-25°C. Nhiệt độ trong phòng có thể đáp ứng được nhu cầu điều kiện của cây.
– Ánh sáng: Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của cây, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Cây Tùng lá măng ưa mát, khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng tốt.
– Nước: Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70-90 % khối lượng cây, tham gia hoà tan, vận chuyển các chất trong cây. Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây (quang hợp, hô hấp…).
Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây. Chúng ta nên tưới nước 2-3 lần/tuần để đảm bảo cây có thể phát triển tốt.
– Đất trồng: Cần thoáng khí, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, tơi xốp, thoát nước tốt.
Nguồn gốc xuất xứ, hình ảnh các đặc điểm , ý nghĩa và cách chăm sóc chậu Cây Tùng lá măng để bàn chắc hẳn là những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm.
Để được tư vấn tốt hơn về loại cây này cũng như để đặt mua cây bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi (Hỗ trợ 24/7 mọi lúc, mọi nơi).
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online