Đặc điểm của cây nha đam
Cây nha đam hay cây lô hội là loại cây nhỏ, ngắn, gốc và thân hóa gỗ. Lá của cây dạng bẹ, không có cuống, thường mọc vòng và chồng lớp lên nhau từ gốc, lá ở ngoài lớn ôm lá nhỏ ở trong. Màu lá biến chuyển từ lục nhạt đến lục đậm.
Lá nha đam mọng nước, chất nước bên trong nhầy nhậy. Mép lá có răng cưa thô, gai nhọn như cây xương rồng. Tùy theo loại mà độ cứng mềm có thể khác nhau. Mặt trên của lá lõm, có nhiều đốm không đều. Thường lá dài từ 20 – 60 cm và độ lớn nhỏ cũng tùy theo giống.
Hoa nha đam mọc ra từ nách lá, có cuống dài đến 1m, đâm thẳng lên trời. Hoa nha đam mọc theo cụm với nhiều hoa rũ xuống. Mỗi hoa 6 cánh dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Quả là dạng quả nang, chứa nhiều hột.
Cách trồng nha đam
Trồng nha đam trong chậu
Như đã nói ở trên đây, để trồng nha đam trong chậu đạt hiệu quả thì trước hết phải chọn được loại chậu phù hợp về kích thước chậu cũng như yêu cầu phải có lỗ hoặc đặt sỏi thoát nước thông thoáng, giữ cho cây không bị ngập úng thì cây mới phát triển tốt được.
Có thể dùng lá nha đam để trồng hoặc là tách cây con từ cây mẹ để trồng đều được.
Sau khi đất trồng đã được chuẩn bị theo tỉ lệ yêu cầu thì đặt cây con vào chậu, cho đất vào trọng chậu cho đến vừa miệng chậu là đủ.
Cách chăm sóc cây nha đam
Bón phân
Nếu là trồng nha đam trong chậu thì có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt.Còn nếu trồng đại trà với số lượng lớn phục vụ cho mục đích thương mại, thu hát lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi mà thôi. Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ.
Cây Lô hội thủy sinh
Tưới nước
Vì nha đam có thể sống ở môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên cũng không cần phải tưới nước quá nhiều. Đối với những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển. Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/ lần là phù hợp.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nắng mưa như thế nào mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với nhu cầu của cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Thường đối với cây trồng ở trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn. Trong trường hợp cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì có chăng là do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.
Tác dụng của cây nha đam
– Tác dụng chữa bệnh
– Tác dụng làm đẹp
– Nha đam chế biến món ăn
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online