Cây cọ dầu hay còn có tên dừa dâu
Cây cọ dầu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nay cây được du nhập vào Việt Nam trồng làm cây công trình tạo cảnh quan đường phố, khuôn viên, biệt thự…Đồng thời cây cũng mang lại giá trị kinh tế cao bởi vỏ quả, nhân trong hạt có chứa nhiều dầu.
Tên khoa học Elaeis
Thuộc họ Arecaceae(cau)
Đặc điểm chung của cọ dầu
Cọ dầu là cây thân cột, khi cây trưởng thành có chiều cao trung bình 20m, hiện tại được trồng ở Việt Nam với chiều cao từ 3 – 5m, mọc như bẹ dừa, các bẹ của cây sau khi rụng để lại sẹo ở trên thân cây tạo thành các mắt xung quanh thân, các mắt này sẽ được nhân nên gấp nhiều lần theo chiều cao sinh trưởng của cây.
Lá cọ dầu mọc đơn, dài tư 1 – 3 m, lá xẻ thùy lông chim, mép cuống lá có gai. Hoa tự hình bông đơn, có phân nhánh mọc tập trung ở phần ngọn, hoa đực hình bông đuôi sóc, trên đỉnh có móc sắc, nhỏ. Hoa cái có hình bông phân nhánh, cũng nhỏ, bầu 3 ô.
Cây mọc thành từng cụm dày đặc nhìn rất lạ mắt. Sau khi thụ phấn sẽ mất một khoảng thời gian từ 5 – 6 tháng quả chín. Khi đó ta sẽ nhìn thấy một màu đỏ tươi nhìn rất bắt mắt, lớp vỏ ngoài của quả có chứa rất nhiều dầu, bởi vậy người ta thường gọi cây là cọ dầu. Không chỉ lớp vỏ bên ngoài, mà bên trong quả có chưa một nhân có thịt màu trắng cũng có dầu.
Cọ mọc nhanh, chỉ sau 2 – 3 năm là cây bắt đầu ra quả, quả thường chín vào tháng 7 đến tháng 12.
Người ta thường trồng cây thành một khu vực quy hoạch riêng để sản xuất dầu và xà phòng. Bởi thừa hưởng một vẻ đẹp, và thích hợp trồng làm cây bóng mát nên cọ dầu đã lọt vào tốp cây tạo cảnh quan môi trường, trồng dọc lối đi tại công viên, hay trồn làm tiểu cảnh sân vườn biệt thự, khu đô thị để tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ đồng thời giúp thanh lọc khí bụi cho môi trường.
Đặc điểm sinh trưởng của cây cọ dầu
Cây cọ dầu có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây phù hợp với nền đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt. Thuộc tốp cây ưa ánh sáng và lượng mưa trung bình.
Ứng dụng
– Cọ dầu thường được sử dụng trồng làm cây công trình, cây tạo cảnh quan đường phố, trang trí sân vườn, nhà cửa, sử dụng để phối hợp với các loại cây khác như cây cỏ nền như cây cỏ nhung…
– Quả cọ dầu chứa nhiều tinh dầu nên được sử dụng để chế biến dầu ăn, và một số ngành công nghiệp khác.
– Cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ sử dụng ép lấy dầu ăn mà còn sử dụng trong ngành công nghiệp in, xà phòng, sơn…