Cây Đại Lộc
Tên gọi khác: Cây Đại Lộc, Phất Dụ Rồng, Phát Tài Núi, Huyết Rồng
Tên khoa học: Dracaena angustifolia Roxb
Họ thực vật: Dracaenaceae (Bồng Bồng)
Cây thường sống ở những vùng núi cao, vách núi hoặc ven bờ sông biển.
Đặc điểm của cây đại lộc
+ Cây Đại Lộc thường cao từ 1,5m-4m một gốc có nhiều thân, hình dáng gần giống phát tài núi, có thể sống được ngoài nắng hay trong râm, được trồng nhiều làm cây nội thất. Là một loại thân gỗ, phát triển chậm.
+ Thân của cây có nhiều vết sẹo do cuốn lá rụng để lại và tạo thành từng đốt nhỏ, một gốc có nhiều thân hình trụ tròn, đường kính khoảng 10-12cm, một thân chia thành nhiều nhánh nhỏ màu trắng xanh.
– Lá của cây mọc ở trên đỉnh đầu thân, tập trung thành từng chùm, một chùm được liên kết bởi nhiều bẹ lạ xung quanh thân, lá dài khoảng 30-40cm và nhọn ở cuối lá, lá thường mọc dài ra và cong xuống mềm hơn lá phát tài núi thường nhưng xanh và bóng hơn. Khi lá già và rụng tạo thành đốt trên thân.
Công dụng
– Cây Đại Lộc có hình dáng lạ mắt, và điều đặc biệt là lá mọc trên đầu nhánh, một gốc có nhiều thân nhánh cho nên được nhiều người sử dụng làm cây cảnh trang trí cảnh quan.
– Cây này trồng trong chậu sứ trắng để trưng trong phòng hay văn phòng, trước sảnh khách sạn, bên cạnh bàn tiếp tân, rất được ưa chuộng làm cây nội thất.
– Ngoài ra chúng còn được trồng làm đồi cảnh trong công viên sân vườn, hay một góc nhỏ trong khu vườn nhà.
Ý nghĩa cây phát tài núi
– Cái tên của cây đã mang nhiều ý nghĩa trong đó, cây này được coi như là một cây phong thủy mang nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng. Bên cạnh đó cây cũng được trồng để làm sạch môi trường, mang lại không khí tốt xung quanh nó.
– Cây Đại Lộc cũng được dùng như món quà tặng cho người thân, đồng nghiệp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Cách chăm sóc cây đại lộc
Đại Lộc có thể sống được ở ngoài nắng hay trong phòng râm, cây chậm phát triển và ít sâu bệnh cho nên chăm sóc không khó, cần lưu ý các vấn đề như:
- Nước: Khi trồng làm nội thất trong nhà thì lượng nước tưới phải ít hơn bình thường, một tuần tưới 2 lần là đủ, vì cây chịu hạn rất tốt cho nên không sợ bị khô héo, nếu trống ngoài trời thì cần phải tưới nước hằng ngày, khi tưới phải cho thân và lá ướt đẫm để rửa những bụi bẩn giúp cây quanh hợp tốt.
- Đất: cây ưa đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng và đặt biệt phải thoát nước tốt, cây không chịu được úng, khoảng 2-3 tháng cung cấp thêm một luọng phân hửu cơ, phân trùn quế hay phân hóa học, để cải tạo và bổ sung năng lượng cho cây.
- Ánh Sáng: có thể trồng ở trong nhà, hay ngoài trời điều được, nếu trồng trong nhà thì 2 tuần phải cho cây hứng nắng từ 4-6 tiếng.
- Khi thấy các lá bên dưới vàng úa thì ta tách bỏ ngay không được để ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.