Cây Sấu, cây công trình, cây xanh lấy bóng mát, cây xanh cảnh quan, cây ăn quả, lấy gỗ
Sấu hay còn gọi long cóc, sấu trắng (danh pháp hai phần: Dracontomelon duperreanum) là một loài cây sống lâu năm, lá thường xanh/bán rụng lá thuộc họ Đào lộn hột (ACây có thể cao tới 30 m. Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro. Lá mọc so le, hình lông chim dài 30–45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6–10 cm, rộng 2,5–4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ.
Cụm hoa thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng xanh, có lông mềm. Quả là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9. Quả dùng tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm v.v. Nó cũng có một số tác dụng trong điều trị một số chứng bệnh và được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông.
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốtpho, sắt và 3 mg % vitamin C.
Hướng dẫn trồng sấu
Cây sấu rất dễ trồng và không kén đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất cát pha thịt nhẹ có tầng đất dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng cây có năng suất cao bạn cần trồng với khoảng cách thưa hàng cách hàng 7m, cây cách cây 3m. Cây trồng được 5 – 6 năm tuổi sẽ cho ra quả, nên tỉa bớt những cành tăm để quả sấu to và cho năng suất cao hơn.
Hố trồng sấu có kích thước 1m, lượng phân bón mỗi hố 30kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg lân. Đặt bầu cây sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, dùng cuốc, xẻng nén chặt xung quanh gốc cách gốc khoảng 20 cm, tránh làm vỡ bầu. Sau khi trồng xong tưới nước đẫm cho cây. Duy trì tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Trường hợp trồng sấu để lấy bóng mát khi cây đạt độ cao 2m cần bấm ngọn. Mỗi cây chỉ giữ lại 3 – 4 cành chính để tán lan tỏa đều ra các hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu phát triển.
Thời điểm gieo ươm thích hợp
Nên gieo hạt ngay sau khi thu quả từ trên cây xuống. Ủ cho tới khi nứt nanh cấy trực tiếp vào bầu, mỗi hạt 1 bầu. Sau đó dùng que nhọn chọc một lỗ nhỏ ở giữa bầu với độ sâu khoảng 3cm, thả hạt xuống, dùng tay ấn nhẹ và lấp đất.
Trong quá trình ươm bầu cần phải cung cấp đủ lượng ẩm cho hạt để hạt nhanh ra lá thật. Che bóng từ 1 – 2 tháng đầu, giảm dần khi cây giống lớn.
Cây Sấu cây công trình, bóng mát
Các giai đoạn bón phân
Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, cần bón phân định kỳ 2 – 3 tháng/lần bao gồm lượng phân như sau:
– Giai đoạn cây con: 0.2 Kg đạm + 0,1 kg lân + 0,1 kg kali
– Giai đoạn tỉa cành bón: 0,3kg đạm + 1 kg lân + 0,2 kg Kali + 20kg phân chuồng
– Giai đoạn cây ra hoa: 0.3kg đạm + 0.3kg Kali
– Giai đoạn bón thúc quả tháng 4: 0.2kg đạm + 0.5kg Kali để quả mỡ màng hơn.
Lưu ý: Nên bón cho cây khi trời mưa, hoặc sau khi tưới nước. Bón cho cây theo hình chiếu của tán. THời gian đầu quyết định sự sinh trưởng của cây, bởi vậy luôn phải giữ ẩm trong 3 tháng đầu. Cung cấp đủ nước nhưng phải tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng.
Nếu thời tiết có sương muối, cần phải dùng vòi phun rửa bằng nước lã vào buổi sáng. Ngừng tưới nước trước khi trồng 1 tháng. Sau khi trồng được 1 tháng, kiểm tra số cây bầu bị chết và tiến hành dặm tỉa cho cây theo kịp lứa.
Sau khi trồng dùng các cọc che chắn cho cây khỏi bị gió bão quật ngã.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẤU
1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
– Định kỳ phát cây bụi, dây leo giúp cho cây không bị dây leo thít nghẹt và tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt. – Sau khi phát dọn, tiến hành vun xới xung quanh gốc với đường kính 0,8 – 1m giúp cho đất xung quanh gốc cây được tơi xốp, thoáng khí và đặc biệt là không bị các cây bụi, cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng. Mỗi năm vun xới từ 2 – 3 lần.
3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sấu:
– Hàng năm sau khi phát dọn vun xới xung quanh gốc cây, tiến hành bón phân. Tuỳ theo sự phát triển của cây mà ta bón liều lượng khác nhau, khi bón rạch thành rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán cây, cho phân rải đều xuống rãnh, sau đó lấp kín phân và tưới nước. Trong 2- 3 năm đầu, mỗi năm bón 2 – 3 lần, mỗi lần 0,2 – 0,5 kg NPK. Khi cây lớn lượng phân bón tăng dần.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sấu:
– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…
– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L… – Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, … – Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu n on ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.
Thu Hoạch và Bảo Quản:
Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu được sử dụng vào nhiều mục đích nhất. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm).
Phương pháp tưới nước cho cây sấu
Tưới nước.
– Đảm bảo cho bầu cây ẩm trong 3 tháng đầu. Tưới đủ ẩm cho cả bầu cây, nghĩa là ẩm tới đáy bầu.
– Số lần tưới và ngày tưới tùy theo thời tiết và khí hậu của mỗi vùng mà quyết định.
– Nếu gặp sương muối thì phải dùng nước lã rửa lá cây vào buổi sáng.
– Ngừng tưới trước khi trồng 30 ngày.
Hướng dẫn kỹ thuật ghép sấu
2.1. Chuẩn bị dụng cụ ghép:
– Dao ghép: dao có bản mỏng, sắc nhọn, sạch, tốt nhất là làm từ thép trắng.
– Kéo cắt cành: sắc, bén, sạch.
– Đá mài: đá mài có thớ mịn để khi mài đảm bảo lưỡi dao có độ mỏng cao, không có vết sước, khi cắt gốc và cành ghép cho mặt cắt phẳng mịn và chính xác.
– Băng nilông chuyên dụng.
2.2. Tạo gốc ghép
– Đóng bầu: Cần tính toán đến kích cỡ túi bầu sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây con cho tới thời điểm cây ghép đạt tiêu chuẩn đem trồng và thuận tiện nhất cho vận chuyển và trồng. Với cây Sấu chọn bầu 16 x18cm là hợp lý.
Hỗn hợp ruột bầu: gồm 84% đất mặt vườn ươm hoặc đất dưới rừng, 15% phân chuồng hoai, 1% lân, trộn kỹ rồi đóng bầu xếp thành luống.
– Xử lý hạt và gieo ươm: Ngâm hạt vào nước sôi khoảng 2 – 3 giờ rồi vớt ra đem ủ vào cát ẩm, thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Sau 7 – 10 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, đem cấy vào bầu.
– Chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, phá váng mặt bầu. Sau khoảng 12 – 18 tháng cây con có thể dùng làm gốc ghép.
– Tiêu chuẩn gốc ghép: cây được gieo ươm làm gốc ghép sinh trưởng phát triển tốt, đạt D00 ≥0,8cm hay D0,3≥0,6cm, cây thẳng, sinh trưởng phát triển tốt, thường phải ươm nuôi từ 12-18 tháng.
2.3. Chọn cây mẹ:
Để chọn cây mẹ chúng ta phải điều tra toàn bộ loài cây trong khu vực hoặc các vùng lân cận. Cây mẹ được chọn là cây sinh trưởng phát triển tốt, hình thái tán đều, đã ra hoa kết quả ổn định được 3-5 năm trở lên; chu kỳ sai quả hàng năm, quả to, ngon, chín đều, không sâu bệnh…
2.4. Chọn cành ghép
Đến thời vụ ghép, chọn những cành bánh tẻ ở khoảng giữa của tán lá, nơi thoáng gió, ánh sáng đầy đủ, không sâu bệnh, cành ít nốt sần sùi, nhất là đoạn dự định cắt ghép. Sau khi đã chọn được cành ghép ta dùng dao hoặc kéo sắc cắt cành.
2.5. Chọn thời vụ ghép
Đối với Sấu thời vụ ghép tốt nhất là đầu mùa sinh trưởng, trước khi cây ra hoa vào tháng 1, 2. Ngoài ra có thể ghép vào tháng 8 – 9 khi cây chuẩn bị thu hái quả hoặc vừa thu hái xong, chưa ra lá non.
2.6. Phương pháp ghép:
Có nhiều phương pháp ghép nhưng với Sấu thì hiệu quả hơn cả là phương pháp ghép nêm và ghép áp.
a.) Phương pháp ghép nêm:
Dùng dao ghép chẻ ngay giữa gốc ghép, cành ghép được cắt vát nhọn hai mặt, đặt cành ghép vào chỗ chẻ của gốc ghép sao cho dải tượng tầng (là lớp nằm giữa vỏ và gỗ) của gốc ghép và cành ghép trùng khít nhau. Dùng dây nilông chuyên dụng buộc chặt và kín vết ghép, sau đó dải nilông quấn 1 lớp bao kín toàn bộ cành ghép (để tránh sự thoát hơi nước cũng như tránh bị ôxy hoá các vết cắt trên cành ghép khi gặp phải nước mưa hay sương). Trường hợp gốc ghép lớn có thể đặt 2 cành ghép trên một gốc ghép.
b.) Ghép áp:
Cắt vát 2 bên của cành ghép và gốc ghép, độ sâu vết cắt ở gốc ghép không quá 1/ 3 đường kính thân cây, ép cành ghép và gốc ghép sao cho tối thiểu một bên của dải tượng tầng của cành ghép và gốc ghép trùng khít với nhau, sau đó dùng băng nilông buộc chặt kín toàn bộ vết ghép, quấn một lượt nilông lên phần cành ghép để tránh hiện tượng mất nước ở cành ghép.
Chú ý:Sau khi ghép không được tưới quá ẩm ngay, không được dùng vòi phun với áp lực mạnh hoặc dùng tay lung lay cành ghép. Cành ghép sau 10 – 15 ngày sẽ bắt đầu nảy mầm, giai đoạn này cần chăm sóc cẩn thận.
2.7. Chăm sóc cây sau khi ghép:
Cây Sấu ghép được 4 tháng tuổi
Cây ghép sau khi đã nảy mầm, thời gian đầu lá còn non nên thường xuyên tưới nước ẩm, dùng ôroa phun nhẹ, không dùng máy bơm phun trực tiếp lên cành ghép, tránh những va chạm vì sự liên kết ở mối ghép còn yếu, cây dễ nhiễm bệnh.
Sau khi nảy mầm khoảng 1 tháng có thể tưới phân và chăm sóc bình thường.
Cây ghép sau 6-12 tháng có thể đem trồng được.
Chúng tôi chuyên cung cấp, bán cây Sấu các loại để làm cây công trình, trồng cho biệt thự sân vườn, khu công nghiệp, khu đô thị. Các cây Sấu kích cỡ nhỏ có đường kính gốc từ 4 cm đến 10 cm, các cây sấu nhỡ có đường kính từ 10 cm đến 20 cm, thích hợp trồng đường phố, khu công nghiệp, khu đô thị. Các cây sấu có kích cỡ lớn hơn từ 20 cm trở lên, thường chia theo các loại quy cách: 20 – 25 cm, 25 – 30 cm, 30 -35 cm, 35 – 40 cm.
Các quy cách này thích hợp trồng khu đô thị, khu biệt thự sân vườn có mức đầu tư lớn hơn, cần trồng để có cây xanh cảnh quan phủ xanh ngay. Đặc biệt các khu biệt thự hoặc công trình cần có dáng dấp cổ kính, uy nghi, hoặc cây tạo điểm nhấn, các cây Sấu trồng ở đây có đường kính từ 40 cm trở lên.
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online