Cây Duối
Tên thường gọi: Cây duối bonsai, cây duối nhám bonsai, cây hoàng oanh mộc bonsai…
Tên khoa học: Streblus asper
Họ thực vật: Moraceae (họ dâu tằm)
Chiều cao: 40 – 100 cm (tính cả chậu)
Công dụng của cây duối
Cây duối bonsai với dáng cây đẹp, vững chãi thường được dùng trang trí nhà ở nơi phòng khách, phòng đọc sách hay trang trí công ty, dùng làm cây văn phòng, quán cafe…
Đặc điểm chung của DUỐI
Duối là cây phân cành nhánh nhiều và cứng cáp mọc cao khoảng 4 – 10 m. Lá cây hoàng oanh mộc bonsai có dạng trứng ngược thuôn đến dạng hình thoi nhỏ, dài 4 – 12 cm, 2 mặt thô nhám (duối nhám), mép lá có răng nhỏ, đỉnh tù hoặc thuôn nhọn và phần gần cuống thu hẹp.
Các hoa đực dạng đầu tròn, đường kính 4 – 7 mm, cuống hoa ngắn, màu vàng lục hoặc gần như trắng. Những bông hoa cái có cuống, thường thành cặp, màu xanh lá cây, các lá đài trở nên lớn hơn khi ra hoa. Quả duối hình trứng, dài 8 – 10 mm, màu vàng nhạt, vỏ quả mềm và nhiều thịt. Hạt hình trứng, dài 5 – 6 mm.
Cây duối nhám có thân và cành khúc khuỷu, lá nhiều và phiến lá thu gọn nên được trồng làm bonsai. Dáng cây duối đẹp và lạ. Có nét của dáng nhân văn, lại có đôi chút dáng dấp của thế thác đổ. Đây là thế cây khó tạo, rất có giá trị trong nghệ thuật bonsai.
Duối bonsai là một cây cảnh trang trí nội thất cũng như cây cảnh ngoại thất rất đẹp. Cây hoàng oanh mộc bonsai kết hợp với thác nước hay hòn non bộ sẽ mang đến vẻ đẹp hoang dã như vùng rừng núi.
Duối bonsai có nhiều kích cỡ tù những cây nhỏ mini đến các cây có kích thước tương đối lớn.
Giữ cây ở dáng bonsai bằn cách tưới nước đều và giữ ẩm cho đất nhưng cần chú ý không chăm kỹ quá vì cây sẽ tốt và mất dáng. Uốn cây vào khoảng mùa cây rụng lá. Thay chậu cây thì lựa khi mùa xuân hoặc mưa chờ lúc lá già thì sang chậu.