Tìm hiểu về cây cần thăng
Cây cần thăng có Tên tiếng anh/Tên khoa học: Feoniella lucida
Limonia acidissima L.
Feronia limonia (L.) Swingle
Feronia elephantum Corr.
Họ: Cam Rutaceae
Bộ: Cam Rutales
Đặc điểm nhận dạng cây cần thăng
Thân cây cần thăng: Cây gỗ nhỏ, có thể cao tới 10 – 20m, cành và thân nổi u bướu, phân cành ngang. Vỏ màu trắng xám có nhiều vết sần, cành có gai, gai dài 1cm.
Lá cây cần thăng: Lá kép lông chim lẻ, có 2 – 3 đôi lá chét mọc đối, gần như không cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dài, có điểm tuyến thơm; lá chét cuối hình trứng (trái xoan) ngược, xanh bóng, dài tới 4cm; cuống lá có cánh.
Hoa và quả cần thăng: Hoa trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, thành chùm đơn ở kẽ lá, ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, gần hình cầu, đường kính 7 – 8cm có vỏ dày, màu trắng hay hơi xám, bao bởi vỏ quả ngoài màu xanh, hoá gỗ, có thịt màu hồng xám; hạt nhiều, thuôn dẹp, dài 5 – 6mm, có lông. Hoa tháng 2 – 3, quả tháng 10 – 11.
Cân cần thăng bonsai: Cây mọc rất khoẻ cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng, chỉ tới khi thấy đất se mặt. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, nếu chơi rễ khi thay chậu cần nâng rễ, tạo rễ nổi cho cây.
Sinh học, sinh thái
Cây mọc khỏe chịu được khí hậu nóng, khô và trãi nắng. Cây trồng chủ yếu bằng hạt để uốn làm cây thế nhỏ trồng ở chậu, hay chiết cành để chóng ra hoa. Hiện nay, cần thăng là cây trồng chủ yếu để làm cây uốn thế.
Có thể trồng theo cách chiết cành hoặc gieo hạt sau 3 năm có thể làm thành các cây Bonsai theo ý muốn. Chịu khí hậu nóng, thích hợp với các tỉnh phía Nam.
Nguồn gốc, phân bố
Cây mọc khá phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước ở châu Á: Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia. Ở nước ta, cây cũng được trồng để lấy quả. Ở Campuchia, thường trồng để nuôi cánh kiến. Ta có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới (Việt Nam, Ấn Độ, Srilanca, Đông Dương).
Công dụng của cây cần thăng
Quả chín ăn được và được sử dụng nhiều ở Ấn Độ, ở Campuchia. Khi nấu chín, có mùi thơm của dâu tây nhưng vì có vị chát nên khi ăn thường phải cho thêm đường. Dịch của thịt quả có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hoá tốt; cũng dùng chống tiết nước bọt và giúp trị mụn nhọt ở miệng. Người ta cho rằng nó có tính chất làm chắc lợi răng.
Vỏ thân (và cả thịt quả) dùng riêng hay phối hợp với vỏ cây Lộc vừng (chiếc) giã ra đắp ngoài da làm thuốc trị các vết cắn, vết đốt của côn trùng và bò sát độc; còn dùng trong trường hợp rối loạn gan do thiểu năng mật, buồn nôn. Gai (và cả vỏ nghiền ra hãm uống được dùng làm thuốc cầm máu trong chứng băng huyết.
Lá có mùi của Hồi, vị thơm, dùng nấu nước uống làm lợi tiêu hoá và gây trung tiện. Trong dân gian, người ta còn dùng lá tươi giã đắp làm mát mắt trị đau mắt đỏ. Thân cây khi chích sẽ cho một chất nhựa hơi trong màu vàng hay nâu; ở Ấn Độ, người ta dùng nó thay gôm arabic và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Ý nghĩa phong thủy của cây cần thăng
Cần thăng được viết tắt từ hai từ “CẦN CÙ” và “THẮNG TIẾN”. Bản thân cây luôn thể hiện nỗ lực không ngừng vươn tới vượt qua mọi khó khăn trở ngại để thành công trong cuộc sống. Ngoài ý nghĩa khá độc đáo của nó.
Cần Thăng được ưa chuộng bởi khả năng thích ứng môi trường máy lạnh thiếu ánh sáng mặt trời. Đặt cây trên bàn làm việc như một lời gợi nhắc chúng ta phải luôn siêng năng cần mẫn để đạt được các mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tác dụng trong Y học của cây cần thăng
Bộ phận dùng: Quả, vỏ thân, gai và lá – Fructus, Cortex, Spina et Folium Limoniae Acidissimae.
- Thành phần hóa học trong quả cần thăng
Thịt quả chiếm 1/3 thể tích của quả; quả non chứa 3-5% pectin. Trong 100g phần thịt ăn được có nước 74g, protid 8g, lipid 1,5g, carbohydrat 7,5g và tro 5g. Trong 100g phần ăn được của hạt có nước 4g, protid 20g, lipid 27g, carbohydrat 35g và tro 5g. Thịt quả để khô chứa 15% acid citric và một lượng nhỏ K, Ca và muối Fe. Lá chứa 0,7% tinh dầu.
- Tính vị, tác dụng của vỏ, quả cần thăng
Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi; lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả chín ăn được và được sử dụng nhiều ở Ấn Độ, ở Campuchia. Khi nấu chín, có mùi thơm của dâu tây nhưng vì có vị chát nên khi ăn thường phải cho thêm đường. Dịch của thịt quả có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hoá tốt; cũng dùng chống tiết nước bọt và giúp trị mụn nhọt ở miệng.
Người ta cho rằng nó có tính chất làm chắc lợi răng. Vỏ thân (và cả thịt quả) dùng riêng hay phối hợp với vỏ cây Lộc vừng (chiếc) giã ra đắp ngoài da làm thuốc trị các vết cắn, vết đốt của côn trùng và bò sát độc; còn dùng trong trường hợp rối loạn gan do thiểu năng mật, buồn nôn.
Gai (và cả vỏ nghiền ra hãm uống được dùng làm thuốc cầm máu trong chứng băng huyết. Lá có mùi của Hồi, vị thơm, dùng nấu nước uống làm lợi tiêu hoá và gây trung tiện. Trong dân gian, người ta còn dùng lá tươi giã đắp làm mát mắt trị đau mắt đỏ.
Thân cây khi chích sẽ cho một chất nhựa hơi trong màu vàng hay nâu; ở Ấn Độ, người ta dùng nó thay gôm arabic và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online