Mai tứ quý cho ngày tết
Hoa mai có rất nhiều loại, mai yên tử, cây nhất chi mai nhưng có lẽ đẹp và mang nhiều ý nghĩa phải kể đến cây mai tứ quý, vì sao cây mai tứ quý lại có tên như vậy, bởi vì đây là cây mai nở 2 lần, lần đâu cây cho hoa màu vàng rực rỡ, khi cánh hoa rục đài hoa đổi thành màu đỏ và ôm lấy phần nhụy rất đẹp mắt. Hãy cùng tìm hiểu về giống mai quý này bạn nhé.
- Tên khoa học: Ochna serrulata hay Ochna atropurpurea
- Họ: Ochaceae
Đặc điểm nổi bật của cây mai tứ quý
Mai tứ quý thuộc cây thân gỗ có thể cao từ 2-3m, có một số cây ở Thái Lan và một số nơi ở khu vực Châu Á có thể cao tới 8m. Cây phân cành nhánh khá nhiều vì thế nó có tán khá rộng theo chiều cao của cây, vỏ cây có màu nâu, sần sùi. Cành giòn dễ gãy.
Lá cây mai tứ quý nhỏ có màu xanh đậm. Phiến lá nhẵn, mép có răng cưa thưa. Gân lá nổi lên ở mặt dưới của lá.
Hoa mai tứ quý thường có 2 tầng cánh có đường kính khoảng 4cm.hoa nở đến 2 lần, lần đầu có 5 cánh màu vàng rực rỡ, sau khi tàn những cánh hoa bắt đầu rụng xuống thì tài hoa từ màu xanh chuyển đổi thành màu đỏ, ôm lấy phần nhụy trông giống như những nụ hoa vừa mới nhú ra.
Phần nhụy bên trong kết hạt rồi hạt dần dần to ra đẩy 5 đài hoa bung trông như những bông hoa mai màu đỏ đua nở. Hạt giữa các cánh hoa khi còn non có màu xanh nhưng khi về già chúng chuyển dần thành màu đen.
Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 và ra quả từ tháng 4 đế tháng 6. Và có một số cây còn có thể cho hoa nở lác đác quanh năm nữa nhé.
Ý nghĩa và tác dụng của cây mai tứ quý
Cây mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, đoàn viên. Những dịp tết đến xuân về khi được ngắm nhìn những cây mai vàng con người ta sẽ cảm thấy ấm lòng. Cây còn giúp cho gia chủ sung túc, tài lộc đầy nhà.
Thời điểm hoa chưa nở cây cho lá xanh quanh năm, ít sâu bệnh lại chịu nắng tốt vì thế cây được trồng để trang trí là đẹp cảnh quan xuynh quanh.
Nếu trồng mai tứ quý lâu năm cây sẽ trở thành cây cảnh cổ và có giá trị rất lớn.
Cách trồng và chăm sóc cây mai tứ quý
Mai tứ quý có thể trồng bằng hạt, lưu ý nên chọn những hạt mai đã già, có màu đen nhánh rụng dưới đất để làm hạt giống. Sau đó ta ngâm hạt trong nước ấm khoảng 50-52 độ C trong vòng từ 8-10 tiếng để kích thích cho hạt nảy mầm.
Trong thời gian ngâm hạt nên chú ý thay nước thường xuyên. Tiếp đến ta vớt hạt ra và ủ trong cát ẩm một vài ngày cho hạt nứt nanh mới bắt đầu gieo hạt xuống đất.
Đất trồng cây phải là đất thịt nhẹ nhiều chất dinh dưỡng, không bị nhiễm phèn hay đất chua. Còn nếu trồng cây trong chậu cần trộn đất với phân bón hữu cơ theo tỉ lệ 7:3.
Điều đặc biệt là đất cần thoát nước tốt tránh ngập úng nhất là khi trời mưa.
Việc tưới nước cho cây cũng khá quan trọng, ta nên tưới nước hợp lý cho cây. Và nếu thấy hiện tượng lá héo hay hoa rụng hàng loạt thì nên bón phân hay điều chỉnh lại lượng nước tưới, nếu là sâu bệnh cần trồng riêng và trị bệnh nhanh chóng.