Đặc điểm của cây ngọc ngân
Cây Ngọc ngân cũng là một cây trong chi vạn niên thanh (Aglaonema) thuộc họ ráy; là loài cây bụi thường xanh sống lâu năm và gần như không có thân. Cây ngọc ngân khi trưởng thành cao khoảng 40 – 50 cm.
Lá ngọc ngân lớn, thuôn dài hay hình trứng, đầu nhọn giống ngọn giáo, có chiều dài khoảng 20 – 30 cm, rộng khoảng 7,5 cm. Lá màu xanh với những đốm trắng bạc chủ đạo tạo nên chiếc lá có màu sắc độc đáo, lạ mắt, cuống lá dài và mềm.
Cụm hoa ngọc ngân dạng bông mo giống các loài khác trong chi vạn niên thanh. Bông mo gồm mo màu trắng hay trắng xanh và một cột mang hoa.
Cây ngọc ngân chịu bóng nên là một loài cây cảnh nội thất lý tưởng; tốc độ sinh trưởng nhanh và có sức sống khỏe nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cây ngọc ngân ưa ẩm, có nhu cầu nước cao để cung cấp cho bộ lá xum xuê của cây luôn tươi tốt và cho màu sắc đẹp.
Cây ngọc ngân trồng phong thủy
Nếu bạn muốn đem không gian thiên nhiên yên bình và lãng mạn vào ngôi nhà thân yêu của mình, mà không tốn nhiều công sức và thời gian để chăm sóc thì cây ngọc ngân là lựa chọn hoàn hảo!
Cây ngọc ngân với dáng sang trọng, thanh tao, quý phái, kết hợp hài hòa giữa các màu sắc xanh trắng đem đến vẻ đẹp yên bình, mát mắt.
Trong phong thủy cây ngọc ngân có ý nghĩa mang đến sự may mắn và nhiều thịnh vượng, tài lộc cho chủ nhân.
Vẻ đẹp hài hòa từ bộ rễ trắng muốt và phiến lá xanh đốm trắng dịu dàng, mướt mắt khiến ngọc ngân trở thành loại cây dành cho tình yêu. Ngọc ngân còn có tên là Valentine là món quà bất ngờ để bạn dành tặng cho một nửa yêu thương với ý nghĩa “ trái tim anh đã thuộc về em”.
Ngọc ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và các chất độc hại bay lơ lửng trong không khí đem đến không gian trong lành, tươi mát.
Chăm sóc:
– Ánh sáng: đủ ánh sáng nhưng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, và các nguồn nhiệt như lò sưởi… Đây là loài cây chịu nắng tốt nhất trong các loài cây lá màu. Nhưng quá nhiều ánh sáng sẽ gây ra lá chuyển sang màu vàng và khô.
– Nhiệt độ: từ 20°C đến 30°C. Có thể tồn tại trong thời gian ngắn khi nhiệt độ xuống đến 12oC nhưng sẽ xảy ra hiện tượng rụng lá và lâu dài sẽ giết chết cây. Nói chung khả năng chịu lạnh kém khi biên độ nhiệt vượt qua ngưỡng dưới 20 độ . Nhiệt độ dưới 5 độ có thể cây chết.
– Nước: Không bao giờ được tưới nước đá. Thường xuyên tưới nước vào mùa hè. Trong môi trường khô, đặc biệt dễ bị bay hơi nước, vì vậy bạn cần tưới nước 2 ngày 1 lần (đối với cây trồng trong đất). Nên tưới cả lá cây giúp tăng cường sự hấp thụ các chất độc hại có trong không khí, đẩy nhanh quá trình quang hợp.
Đối với cây Ngọc Ngân trồng trong nước cần chú ý thay nước 5 ngày 1 lần hoặc khi cây có biểu hiện thối lá, mùi nước nồng nặc thì cần phải thay nước ngay. Mực nước không được ngập quá rễ cây.
– Đất trồng: Đất trồng cây phải giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí giữ ẩm tốt và cần một độ pH có tính axit nhẹ (5,0-6,5). Hiện tại đất trồng cây tại vườn cây gia huy đã chủ động được nguồn nguyên liệu. Đất được tổng hợp từ sơ dừa, mùn cưa, dạ lúa ủ lâu ngày được trộn với đất phù xa. Nguồn đất này giúp cây phát triển rất tốt và bền vững.
– Độ ẩm: Độ ẩm tương đối phải được giữ cao vì vậy bạn nên phun lá thường xuyên.
– Bón phân: Từ tháng 6 đến tháng 10 tùy từng chất đất, tốt nhất nên phân bón vô cơ hòa tan 2 tuần/ lần. Nếu không có nhiều thời gian thì ít nhất cũng phải bón phân 1 tháng/ lần. Bón phân thường xuyên cũng là việc nên làm. Khi những chiếc lá vàng xuất hiện thường là một dấu hiệu của vấn đề chẳng hạn như thiếu chất dinh dưỡng trong đất.
– Sâu bệnh gây hại: Ngọc ngân thường bị tấn công bởi ve nhện, badnaviruses, rệp, nấm. Có thể phòng trị các loài gây hại này bằng thuốc bảo vệ thực vật thông thường.
Tìm hiểu thêm các loại cây để bàn
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online