Cái nghĩa của phong thuỷ

THỬ XEM CÁI NGHĨA CỦA PHONG THUỶ

Cái nghĩa của phong thuỷ. Chúng ta đã quen nhau qua nhiều bài về phong thuỷ. Trong những bài này, chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình là người làm khoa học hiện đại nhìn vào phong thuỷ. Điều cắt nghĩa của chúng tôi có khi dựa vào môi trường đặt ngôi nhà hay ngôi mộ.

Ngũ hành phong thủy

Có khi chúng tôi đi tìm những khía cạnh vật lý xây dựng để giải thích những răn giới hoặc những điều khuyến nghị của phong thuỷ. Đôi lúc lại đưa những khái niệm về vi khí hậu, về khí động lực học để giải thích những điều mà phong thuỷ khẳng định.

Đã có lần chúng tôi trình bày quan điểm của mình về phong thuỷ được xem như một hiện tượng văn hoá. Chúng ta có thể dùng nhãn quan của Abraham H. Maslow, nhà triết học nhân văn hiện đại của Hoa Kỳ, trong việc sắp xếp 5 lớp nhu cầu của con người. A. H. Maslow cho rằng con người có các nhu cầu được sắp xếp theo mức quan trọng từ loại nhất đến loại năm là : nhu cầu sinh lý, nhu cầu được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định mình.

Từ nhu cầu về sinh lý, con người cần ăn , cần thở, cần uống, cần bài tiết, … không đáp ứng được những nhu cầu này con người bị nguy hiểm, dẫn đến chết. Nhu cầu an toàn về sinh mạng cũng như an toàn để kiếm sống là mục tiêu để đáp ứng nhu cầu loaị đầu.

Kiếm thức ăn khó dần do thiên nhiên không phải lúc nào cũng hào phóng. Tai biến luôn luôn rình rập đe doạ sự an toàn của con người. Trong tâm thức con người xuất hiện lòng mong muốn có được thức ăn, vật dụng do một Đấng siêu nhiên, thần linh ban phát. Tục thờ cúng thần là mong có được những thứ mà mình mong muốn.

Cái nghĩa của phong thuỷ

Tục bói toán là sự đoán ý đồ thần linh, cầu may mắn. Sự kiêng kỵ, răn giới là mong muốn có điều lành, tránh xa điều mà thần linh không muốn. Rồi mỗi cộng đồng sống trong một điều kiện thiên nhiên khác nhau, môi trường khác nhau, có nghĩa là cách kiếm sống khác nhau nên có những tập tục khác nhau, có sự phát triển khác nhau.

Người phương Tây được tiếp xúc với phương Đông thì vô cùng kinh ngạc với nền văn minh cũng như những đặc thù văn hoá thần bí của phương Đông. Với phương pháp tư duy nhị nguyên, người phương Tây cố lý giải những điều thần bí theo cách giải thích của họ. Chúng tôi giới thiệu một trong những cách tiếp cận với phong thuỷ của người phương Tây: tiếp cận phong thuỷ theo thuyết xạ.

Cái nghĩa của phong thuỷ
Cái nghĩa của phong thuỷ

Thuyết xạ giải thích rằng khi thai nhi rời bụng mẹ trở thành một cá thể độc lập thì cũng chịu ảnh hưởng của sức cảm ứng từ trường trái đất đồng thời với sự tiếp thu, phát xạ từ các thiên thể khác. Máu trong người là nơi tích tụ nhiều sắt nên là vật chất chịu tác động mạnh nhất của từ trường.

Não bộ của con người là trung tâm điều khiển sự sống nên khi chịu tác động của từ trường có thể biến đổi hoạt động. Như vậy, sự sống của con người chịu tác động trực tiếp của từ trường của rất nhiều loại vật chất chung quanh, trong môi trường mà con người sinh sống.

Cái nghĩa của phong thuỷ

Từ trường xâm nhập cơ thể theo cách nào đó sẽ có lợi cho trí tuệ và thể chất con người. Từ trường xâm nhập cách khác sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực và có tác động trái với sự phát triển bình thường của con người. Ảnh hưởng của từ trường đến cơ thể và trí tuệ con người đã được nhiều thí nghiệm kiểm tra và chấp nhận. Nhiều bạn đeo vòng có từ tính ở tay để điều chỉnh áp huyết là một trong những cách trị liệu ngày nay.

Người ta đã thí nghiệm với khỉ. Cho nhiều con khỉ khác nhau chịu tác động của từ trường khác nhau trong thời gian định sẵn , những con khỉ này đã thể hiện những sắc thái, hành vi khác nhau. Điều đó, phương Tây kết luận, những nguyên tắc, những khuyến nghị cũng như điều răn giới của phong thuỷ là dựa vào kinh nghiệm của con người nhúng trong môi trường từ tính tạo nên.

Cường độ từ trường ảnh hưởng đến trái đất phụ thuộc khá nhiều vào các vận động của các thiên thể. Mặt trời và những vận động của mặt trời ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến dòng từ trái đất. Từ chỗ thay đổi cường độ và phương, chiều của luồng từ mà khí hậu cũng như nhiều vận động khác của trái đất ảnh hưởng theo.

Những thay đổi này làm cho con người cũng chịu những tác động khác nhau, từ sức khoẻ đến tâm sinh lý. Những hôm thời tiết thay đổi, dòng từ chung của trái đất, của khu vực có biến động làm cho cơ thể con người sống trên trái đất, trong khu vực cụ thể nào đó cũng cảm thấy rã rời, mệt mỏi , tính tình cáu bẳn. Nhiều người đang ốm hoặc rất yếu dễ chuyển độ trạng thái ( chết ) trong những ngày này.

Cái nghĩa của phong thuỷ

Có nhiều súc vật rất nhạy cảm với những thay đổi luồng từ. Khi sắp có động đất, trái đất có những vận động bên trong làm cho dòng từ thay đổi. Điều này con người cảm nhận với những mức độ khác nhau, tuỳ theo độ nhạy riêng của từng cá thể theo tình trạng sức khoẻ, theo cấu trúc thần kinh nhưng rất nhiều súc vật có độ nhạy lớn. Khi sắp có động đất, nhiều con vật chạy nháo nhác tìm nơi ẩn náu, kêu hú vang trời, như một bản năng tự vệ.

Năm 1999 là năm nhiều động đất đối với trái đất, nhiều những vụ nổ và thay đổi trên mặt trời, nhiều cơn bão từ do mặt trời gây ra. Khí hậu, thời tiết trên trái đất bị ảnh hưởng mà chúng ta thấy nhiều lụt lội, gió to, bão lớn, động đất. Các nhà nghiên cứu thiên văn, vũ trụ đang tìm hiểu để nhận thức những qui luật vận động này của mặt trời, của trái đất và các thiên thể khác. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ của phương Tây sử dụng những nhận thức về vũ trụ này lý giải những điều khuyến nghị hay những điều răn giới của phong thuỷ.

Họ cho rằng phương Đông và Trung Hoa có nền văn minh sớm nên đã tổng kết được kinh nghiệm về ảnh hưởng của vũ trụ sớm và đề ra thuật phong thuỷ. Khoảng chục năm gần đây, triết gia Tây phương rộ lên cuộc tranh luận rằng phải chăng bản chất của vũ trụ là những vụ nổ và tai biến.

Các nhà khoa học phương Tây lại phát biểu rằng có hai loại tia ( xạ ) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe , đến tâm lý và sinh lý của con người đó là tia vũ trụ và các loại tia do trái đất sinh ra. Nếu những loại tia này tác động hài hoà thì cơ thể phát triển tốt và nếu tác động xung thì có hại.

Các nhà khoa học phương Tây cũng giải thích là mỗi vật chất đều phát xạ và tán xạ. Quy luật tương tác giữa các tia tạo nên các điều kiện tâm lý, sinh lý khác nhau, tạo nên sự hưng phát hay tàn lụi của số phận con người trong môi trường xạ này. Từ đó họ giải thích phong thuỷ. Họ coi các xạ đồng nghĩa với khái niệm ” khí ” của phong thuỷ.

Chúng tôi cũng đã giới thiệu là phong thuỷ ra đời ở Trung quốc khoảng trước khi có nhà Tần hàng nhiều trăm năm nhưng đến đời Minh phong thuỷ mới được nhà cầm quyền chấp nhận. Những nhà nghiên cứu Trung quốc học cho rằng thời Tiên Tần bắt đầu thai nghén, đến Tần Hán bắt đầu phát sinh thuật phong thuỷ nhưng phải qua đời Nguỵ Tấn thuật phong thuỷ mới được truyền bá.

Bắt đầu đời Tống, thuật phong thuỷ đã thịnh hành. Nhưng phải đến Minh,

Thanh thuật phong thuỷ mới được công nhận chính thức và được phổ biến công khai, hợp pháp.

Trước đây phong thuỷ bao hàm âm dương học, địa lý học và thuật số. Âm dương học nghiên cứu về thiên văn, tinh tượng. Âm dương học cũng nghiên cứu về địa lý là nơi con người sinh, trưởng và nhìn thấy trời. Phương pháp luận cơ bản của âm dương học là âm dương ngũ hành.

Âm dương học được công nhận chính thức từ triều Nguyên (Chí Nguyên, năm thứ 28) mà đối tượng được công nhận là công việc nghiên cứu , quan sát sự vận hành của vũ trụ, xem trời, xem sao đoán việc lành dữ của hiện tượng thiên văn, dự báo thời tiết, xem đất làm nhà, xem đất đặt mồ, mả, định lịch phục vụ tế lễ, giúp định thời vụ sản xuất nông nghiệp.

Đến đời Minh Hồng Vũ, năm Bính dần, ngày 5 tháng 5 âm lịch, vua Hồng Vũ nhà Minh quyết định đặt chức quan coi về âm dương học, chuyên lo quản lý và đào tạo các đối tượng của âm dương học như vừa nói trên.

Từ thời Minh trở về sau, việc chọn đất làm đô thị, kinh đô đến làm nhà, đặt mồ mả đều được xem xét cẩn thận. Nhiều người nhờ có hiểu biết, ham lý giải phong thuỷ mà vinh hiển. Ngược lại có nhiều người vì chọn sai ngày, chọn thế đất vua không ưa mà không những bản thân thiệt mạng làm liên luỵ đến chín họ bị chặt đầu.

Việc chọn đất làm đô thị có đi nghiên cứu thực địa, có nghiên cứu bản đồ và lại còn đêm đêm ngắm sao, nhìn trăng để đề xuất phương án. Nhiều phương pháp tiến hành nghiên cứu của người xưa dựa vào sự cảm thụ trực quan như là phải chay giới, phải làm lễ cầu để cho sự luận lý của sách vở, của tri thức hoà quyện với sự cảm thụ trực quan sinh ra lời phán quyết.

Có thể đây là một trong những phương pháp luận của triết cổ phương Đông. Nhiều triết gia phương Đông cho rằng phương pháp nhận thức nhị nguyên kiểu phương Tây khó mà hiểu thấu đáo được phương Đông.

Người phương Đông nghĩ rằng ” Dịch vi quán quần kinh chi thủ” ( kinh Dịch là sách đầu não của nền văn học, nghệ thuật và khoa học Trung hoa ). Đọc Dịch không ở “lời” của kinh mà ở hình “tượng” và ” số “, rồi không phải ở tượng số mà ở ý của kinh. Chu Hy cho rằng “ý tại ngôn ngoại” ( ý không ở lời ). Người Trung Hoa cổ nói rằng học Kinh Dịch mà chỉ thuộc lời thì mới nắm được phần gần, phần cạn, khi nào thấy được phần hình trong lời mới thấy được tinh thâm diệu nghĩa. Có học “lời” mới thấy được cái “không lời” của triết lý phương Đông.

Phong thuỷ có cái gốc là kinh Dịch.

Bài viết liên quan