Cách trộn đất trồng cho sen đá với xỉ than tổ ong
Cách trộn đất trồng cho sen đá. Sen đá và xương rồng là 2 loại cây mọng nước và có sức sống mãnh liệt, mặc dù mọi người thường quan niệm “hoa đá trồng đất nào cũng sống”, nhưng để phát triển tốt nhất, điều quan trọng vẫn là đất trồng cần thoát nước và thoáng khí. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu cây bị bệnh để phòng bệnh kịp thời.
Dưới đây, caycanhonline sẽ chia sẻ chi tiết về cách trộn đất trồng cũng như cách phòng bệnh cho sen đá của một nghệ nhân trồng sen đá lâu năm tại hà nội.
– Đá Perlite là gì?
Đá Perlite hay còn gọi là đá trân châu, đá núi lửa, đá nham thạch. Là loại đá trơ chứa thành phần Silic cao và nhiều khoáng chất khác, được hình thành ở nhiệt độ cao trong dòng dung nham núi lửa. Đá trân châu có dạng thể hang (dạng xốp) nên tuy có thể tích lớn nhưng cực kỳ nhẹ. Đá Perlite đã được các nước phát triển như Mỹ, Israel, Canada sử dụng từ rất lâu để trồng hoa, trồng rau, trồng thủy canh.
Đá nham thạch Perlite xốp và rỗng giúp ngăn chặn sự nén chặt đất, cải thiện thoát nước và thoáng khí nên cho phép nước dễ dàng đi qua hệ thống rễ cây. Giúp cây đủ nước và giảm ngay tình trạng ngập úng gây hiện tượng thối rễ và nấm phát triển nên được sử dụng để trộn với đất trồng khi trồng hoa và rau.
Vì thế đá núi lửa Perlite được sử dụng rất nhiều để trồng lan, trồng hoa hồng, sen đá hay xương rồng… Các loại cây có bộ rễ cần sự thoáng khí, và độ ẩm.
– Cách xử lý xỉ than tổ ong làm giá thể cho sen đá thay đá núi lửa Perlite.
Xỉ than tổ ong là nguyên liệu rẻ tiền nhất dễ kiếm và cũng là thành phần chính trong đất trồng thay thế cho đá núi lửa Perlite. Mọi người có thể lấy xỉ than và sơ chế xỉ than bằng cách đập nhỏ và lọc lấy sỉ nhỏ cỡ viên sỏi. Tuy nhiên, xỉ than không nên nhỏ quá, kích thước mỗi hạt bằng ngón tay út là đạt tiêu chuẩn.
Xỉ than sau khi sàng loại, mọi người hãy ngâm vào thùng xốp ít nhất 1 ngày để loại bớt phèn, hoặc tốt nhất ngâm 1 tuần và mỗi ngày thay nước 1 lần. Nếu có thể, mọi người cho nước vôi trong vào thùng ngâm.
– Cách trộn đất trồng cho sen đá
Bước 1: Mọi người cần chuẩn bị một số thành phần cơ bản như: vỏ trấu, xỉ than tổ ong, phân bò đã qua xử lý.
– Về vỏ trấu: Có thể sử dụng vỏ trấu tươi, trấu hun hoặc vỏ trấu đã ủ qua một thời gian, đã hoai mục, hoặc kết hợp tất cả.
– Về xỉ than: Chọn những viên than ít thành phần bùn nhất, có màu xám ánh xanh ở giữa vì khi xử lý chất bùn sẽ vụn ra, nếu không sàng lọc bớt sẽ làm bí đất trồng sau này. Các hạt xỉ than cỡ lớn sẽ giúp tạo ra các khoảng trống trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.
Bước 2: Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của sen đá, pha trộn với các kiểu hỗn hợp cơ như sau:
– Hỗn hợp 1: 1 phân bò: 1,5 vỏ trấu: 4 xỉ than
– Hỗn hợp 2: 1 phân bò: 2 vỏ trấu: 5 xỉ than
– Hỗn hợp 3: 1 phân bò: 6 xỉ than
CÁCH THỨC PHA TRỘN NÊN LINH HOẠT, TUỲ THUỘC NHIỀU VÀO LOẠI CÂY SEN ĐÁ MÀ MÌNH TRỒNG. MỌI NGƯỜI NÊN TRỘN THÊM NẤM TRICODERMA VÌ NÓ GIÚP TIÊU DIỆT CÁC MẦM BỆNH NHƯNG VẪN GIỮ LẠI CÁC MEN VI SINH VẬT TỐT CÓ TRONG PHÂN. NẤM TRICODERMA CÒN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ VI SINH VẬT CÓ TRONG ĐẤT, TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CÂY TRỒNG GIÚP CÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO.
Bước 3: Sử dụng các miếng xốp bẻ vụn để lót đáy chậu, tránh nước đọng ở đáy chậu. Lớp xốp chiếm 1/4 chiều cao của chậu là vừa.
Bước 4: Tiếp đến, rải một lớp chất trồng mịn lên phía trên. Lưu ý, lớp chất trồng dày mỏng phụ thuộc vào kích thước bộ rễ cây trồng. Thông thường, lớp này cũng chiếm khoảng 1/4 chiều cao của chậu. Đối với những cây rễ sát gốc, cây thấp thì lớp đất này thấp hơn miệng chậu khoảng 3cm.
Bước 5: Đặt cây rồi đổ hỗn hợp đã trộn với xỉ than bên trên, nhẹ nhàng vỗ quanh chậu, khi đã cố định vị trí của cây, mọi người hãy phủ 1 lớp xỉ than thô lên mặt và xung quanh cây. Lớp xỉ phủ mặt có tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và khi tưới nước không bị bắn xung quanh.
Lưu ý: Với một số địa phương khó tìm chất trồng này, mọi người có thể thay xỉ than bằng đá nham thạch, gạch non vụn, viên đất nung (sỏi siêu nhẹ), đá perlite, than củi hoặc thay trấu hun bằng cành, lá cây hoai mục với tỷ lệ pha tương tự ở trên.
Hotline: 0988004490 – 0822004490
FB: Cây cảnh online