Đặc điểm của cúc họa mi
Cúc họa mi có tên khoa học là Asteraceae hay còn gọi là họ cúc tây từ nguyên gốc tiếng Hy Lạp mang ý nghĩa ngôi sao – hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi chung đó là hoa cúc.
Cây hoa cúc trắng nhỏ hay còn gọi là cúc họa mi trắng, hoa xuyến chi là loài hoa thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi.
Hoa cúc nhỏ, cúc họa my trắng có tên tiếng Anh là Daisy – loài này này bắt nguồn từ một từ đó là “Saxon, day’s eye” – có nghĩa là “con mắt ban ngày”. Bởi lẽ hoa này nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.
Ý nghĩa hoa cúc họa mi
Hoa cúc dại (cúc họa my) – loài hoa tượng trưng cho Tình yêu thầm lặng: Một cái gọi là yêu sâu sắc một người và lặng lẽ dõi theo người đó. Một thứ tình yêu tuyệt đối chân thành, giản dị, không vẩn đục, mong mỏi người mình yêu được hạnh phúc mãi mãi.
Nhiều người lại bảo, cúc họa mi là thứ hoa tượng trưng cho tình yêu thầm lặng: nhưng chứa sự cô đơn và buồn bã khi đêm về nhưng vẫn luôn vui tươi và trông theo bóng người mình mến thương… Dù vậy chúng vẫn luôn tồn tại là thứ tình yêu thầm lặng trong ý nghĩa loài hoa cúc họa my
Loài hoa cúc họa my nhỏ bé, tinh khôi nhưng mang rất nhiều ý nghĩa. Mỗi người hãy cảm nhận lấy và nghĩ về những ý nghĩa của riêng mình.
Cách chăm sóc hoa Cúc họa mi
Mùa Hè nên đưa cây vào chỗ mát để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Cúc họa my là loại cây không ưa ẩm, bình quân 7-10 ngày tưới nước cho cây 1 lần.
Mùa Đông chỉ nên duy trì độ ẩm của đất là được, không nên tưới nhiều nước. Tuy nhiên nếu trồng ngoài vườn, lối đi vào ngoài trời thì cần tưới nước thường xuyên mỗi khi trời tối
Trong thời kỳ sinh trưởng, nếu nhiệt độ quá cao trên 25oC sẽ làm cây chậm phát triển hoặc chết. Do đó cần phải có độ chăm sóc đặc biệt là bón phân nhằm tăng độ dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh. Thường xuyên làm cỏ sạch tránh ăn hết chất đạm..