Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh

Làm thế nào để hoa luôn đẹp

Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh. Chăm sóc cây hoa đến ngày đơm bông thật không dễ dàng, nếu không nói là “một năng hai sương”. Vì vậy để giữ sắc  cho hoa, cây cảnh được tươi tắn lâu là điều mà bất  kỳ người trồng hoa, chơi hoa nào cũng mong muốn.

Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh
Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh

1/ Giữ sắc cho hoa – Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh

a/ Đối với chậu cây có mùi

Cây thủy sinh sau 1 thời gian trồng nếu không tốt thì  sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu, nhất là trong phòng kín có máy lạnh.  Khi phát hiện ra có mùi hôi phát ra từ trong chậu, nếu cây vẫn xanh tốt  thì nên kiểm tra nước trong chậu.

Có thể nguồn nước lâu ngày  bị bẩn, rễ cây hay cành là già bị thối ngập trong nước. Cách tốt nhất  là thay nước trong chậu, khi thay cần chú ý rửa sạch rễ hoặc cắt bỏ rễ đã  thối rồi cho nước mới và phân đất vào trồng lại. Cây xanh  trồng trong chậu lâu ngày cũng có mùi ẩm mốc.

Nguyên nhân có thể  do thiếu ánh sáng, chậu cây bị tưới ẩm quá nhiều, do phân bón hay có  thể do ta vô tình đổ bã xác trà, cafe…. Để cây cảnh trong nhà không có mùi hôi,  ta không nên tưới nước quá ẩm, bỏ phân có nguồn  gốc vi sinh, lâu lâu đem cây ra hứng ánh nắng mặt trời ( đối với cây thích  ứng tốt trong nhà…), cây để lâu ngày trong mát không nên đem  trực tiếp ra ngoài mà nên để nơi có ánh nắng vừa phải hay ở chỗ có mái  che.

Làm thế nào để hoa luôn đẹp
Làm thế nào để hoa luôn đẹp

b/ Bón phân, tưới nước

Cây cảnh trồng trong chậu thường bị hạn chế do chậu cây chật  hẹp, ít đất, hay điều kiện tự nhiên cho cây phát triển không  phù hợp, do đó cây cảnh cần được chăm bón thích hợp, giàu dinh  dưỡng nhưng không gây hại nào.

Phân bón có nhiều dạng, nhiều  loại khác nhau được bày bán ở các cửa hàng hoa cảnh được pha chế, đóng  gói sẵn rất tiện cho người sử dụng. Thông thường bón phân NPK  cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cây, nhưng cũng tùy  vào thời điểm sinh trường của cây mà bón phân thích hợp.

Giai đoạn  cần cho cây phát triển, dưỡng cành, lá xanh mướt thì phải  tăng lượng phân đạm như NPK 30(N) 10-10, khi kích thích lượng ra  hoa thì tăng lượng phân (P) bón NPK 10-30 (P) -20, để cây cứng  cáp, màu sắc hoa đẹp thì tăng lượng phân kali (K) bón 20-20 -30. Có thể  bón cân đối NPK 20-20-20 quanh năm cho nhiều loại cây. Ngoài phân  bón hóa học, ta nên bón phân hữu cơ vi sinh cho cây phát triển lâu dài.

Cây mới bứng, thay chậu, mới mua về, vận chuyển  xa bị mất sức thì không nên bón phân ngay mà phải chờ cây phục hồi ít nhất  1 tuần, không nên thấy cây ốm yếu mà bón nhiều phân  vào, cần bón đúng liều đúng như khuyến cáo ghi trên bao bì.

Khi bón  phân hóa học có thể hòa tan với nước, không nên bón ngay trực  tiếp. Khoảng 7-8 ngày thì bón 1 lần, ít nhất 30 ngày bón 1 lần  để giữ cho cây luôn xanh tốt, có thể bón phân lúc sáng sớm hay chiều mát.  Cũng có thể sử dụng phân bón qua lá, pha vào bình rồi phun  khắp cành là.

Cây trồng ngoài trời ( trồng trực tiếp xuống đất  ) cần tăng cường phân hữu cơ như phân gà , phân bò, mụn dừa,…(phải ủ hoai  trước khi bón ). Sau khi cây ra hết đợt hoa cần tiến hành cắt  tỉa và bón phân cho cây nhanh xanh tốt.

Cây trồng trong chậu phải có nước tưới đều đặn,  tưới vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Nơi có nguồn nước nhiễm phèn  nặng trước khi tưới nên được lọc rồi mới tưới. Để cây trong  phòng không nên tưới ngập nước ( trừ cây họ môn ), khi tưới nước đem  ra sân tưới đều trên thân lá, sau đó mới đem trở lại phòng, nhà.

Chậu  cây nhỏ có thể sau 1 năm thay đất 1 lần ( đất sạch đóng gói hay đất  tổng hợp trộn sẵn ) không nên thay chậu ( bứng cây ) lúc cây đang ra  lá non mà phải chờ cho đến lúc lá trưởng thành, cứng cáp . Bứng  cây đang ra là non là dễ bị héo rũ, mất sức khó hồi phục trở lại.

Chậu cây  trồng lâu ngày thường có rệp sáp gây hại vì thế ta nên quan sát và khi phát  hiện nên mua thuốc về phun hay rãi quanh gốc, hay thay đất mới.

2/Cách thay chậu hoa, cây cảnh – Bí quyết giữ sắc cho hoa cây cảnh

Cây hoa cảnh có nhiều loại, có loại trồng ngoài sân  có loại trồng ngoài vườn nhưng cũng có loại được dùng để chơi  trong phòng khách…. Tùy theo loại, mà ta cần trồng chúng  trong chậu hay không, nhưng nếu mà để chơi trong nhà thì cần phải định kì đưa  ra ngoài sân để ”có nắng có gió ” vì thế nhất  thiết ta phải trồng húng trong chậu.

Cũng giống nhưng những cây trồng khác, theo thời  gian cây hoa cảnh cũng lớn lên đến 1 lúc nào đó  chậu chứa nó cũng trở nên hạn hẹp chật chội vì thế bắt buộc ta phải thay chậu mới  cho hoa. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên nhiều người  làm chưa đúng cách, vì thế đã làm hỏng hay có thể làm chết đi những  cây cảnh quý.

Cách thay chậu hoa, cây cảnh
Cách thay chậu hoa, cây cảnh

Để khắc phục tình trạng này, mỗi khi thay chậu mới  cho cây hoa cảnh, chúng ta cần tiến hành như sau: Trước khi  thay đất từ 7-10 ngày, chúng ta phải tưới nước thường xuyên hàng ngày để  cho đất luôn có độ ẩm. Muốn ”nhổ” cây ra khỏi chậu dễ dàng  nên dùng dao mỏng nhỏ cứng, hoặc vất bằng tre gỗ mỏng cứng lách,  xén xung quanh thành chậu để tách rời bầu đất với thành  chậu.

Nếu thấy có rễ mọc chui ra ngoài qua các lỗ thoát nước thì nên cắt  bỏ phần rễ chui ra ngoài này. Sau khi hoàn thành công việc, nhẹ  nhàng tách nhấc bầu cây ra khỏi chậu, nhớ phải hết sức cẩn thận tránh làm  vỡ bầu đất. Dùng dao sắt cắt gọt xung quang bầu đất theo dáng  của chậu mới mà ta muốn thay như hình tròn, chữ nhật, gọt sâu  3-5 cm( có thể hơn ) tùy theo bầu đất lớn hay nhỏ.

Facebook: http://fb.com/caycanhonline.vn

Google Map Cây cảnh online: https://goo.gl/maps/71JeTaVMdGSzAENd6

Bài viết liên quan